Người tu sĩ của đạo Phật
Chấp nhận đời sống xuất thế gian, chọn lấy nghề ăn xin không còn làm ra tiền bạc nữa, giải quyết được bản ngã ác vĩ đại. Lìa bỏ đời để đi tìm giải thoát, phải noi gương đức Phật, buông xuống hết, chỉ còn duy nhất những pháp nào Phật đã thực hiện được giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, thì chúng ta phải lấy đó hành trì không nên biếng trễ, để trở thành người giải thoát hoàn toàn.
Khi đã khoác chiếc áo Tỳ kheo, đã nhận được đời sống xuất gia, không thể như đời sống tại gia được, hoàn toàn phải đoạn trừ tâm luyến ái, viễn ly, xa lìa, từ khước tâm danh lợi của đời sống thế gian. Không những chỉ đoạn trừ tâm danh lợi ở thế gian mà còn phải đoạn trừ tâm danh lợi trong Đạo bằng những danh từ cao thượng khác như danh từ “Phật sự, Như Lai sứ giả, tu Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo”.
Người đi tu theo đạo Phật hiện giờ không tìm sự giải thoát mà chỉ nhắm vào danh và lợi. Người tu sĩ đạo Phật muốn thể hiện độ người tu giải thoát thì phải thể hiện sự sống giải thoát tức là ly dục ly ác pháp, ly vật chất của cải tài sản tiền bạc châu báu thế gian, lìa chùa to tháp lớn, lìa danh lìa lợi, lìa nữ sắc, lìa ăn ngon, mặc đẹp, v.
... phải bỏ danh lợi trong Đạo. Người tu sĩ đạo Phật phải trầm lặng, cô đơn độc cư và ít nói chuyện, nhất là phải giữ gìn tâm mình trong trạng thái yên lặng, bất động, không được nhôn nhao, lăng xăng nghĩ ngợi, lo lắng, suy tư và sợ hãi, giận hờn, buồn rầu, lo nghĩ, v.
… luôn luôn phải giữ tâm mình không cho suy nghĩ những chuyện vu vơ, không cho lo lắng hối tiếc buồn phiền những chuyện đã qua, không cho giận, hờn, căm thù, bất toại nguyện những chuyện hiện tại. Người mới tu cần phải siêng năng tu tập để tâm không nhớ nghĩ về quá khứ và cũng không mơ ước về tương lai.
Gợi ý
-
Người tu chứng chân lí
mới dám xác nhận pháp nào sai, pháp nào đúng. Khi tu chứng mới thấy được cái sai cái đúng. Trên hành tinh này loài người chỉ có bốn chân lí, bốn chân lí ấy phải chân thật, thực tế, cụ thể rõ ràng như chân lí của Phật giáo...
-
Người tu chứng đạo bằng miệng lưỡi
là những người không xứng đáng đứng lớp dạy. Người đứng lớp chỉ để truyền đạt tư tưởng đạo đức cho học viên, nhưng về tinh thần thì học viên và giảng viên đều thể hiện nét bình đẳng trong đạo Phật rất rõ ràng.
-
Người tu chứng quả A La Hán
không khác gì mọi người, nhưng tâm họ thì khác hơn vì họ không còn ham muốn bất cứ một vật gì trên thế gian này, không phiền giận bất cứ một người nào. Tất cả ác pháp đến với họ không còn làm cho họ giao động tâm, họ...
-
Người tu chứng Tam Minh
thì tất cả đều thông suốt, nhưng tu mà phạm giới thì không bao giờ tu chứng được Tam Minh.
-
Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo
buông xả sạch, đời sống thiểu dục tri túc tối đa,không có chùa to tháp lớn y áo nhiều, ăn ngày một bữa, chẳng ăn phi thời.
-
Người tu tập Tứ Chánh Cần
suốt trong 30 phút vẫn còn một niệm khởi thì không được tăng lên 01 giờ mà phải tu 30 phút cho hết sạch niệm.
-
Người tu thập thiện
thường chế ngự lòng buông lung của mình, bỏ các nghiệp dữ, quyết thành tựu các nghiệp lành, đó là thuận theo chánh đạo. Chỉ có người trí mới ý thức sự lợi ích của thể hiện thập thiện đối với cuộc sống.Nhờ sự hành thiện, chúng ta mới thoát...
-
Người tu theo đạo Phật
làm chủ tất cả dục và các ác pháp trong khi họ đang sống bình thường như mọi người; khi dục và ác pháp đến với họ thì họ dùng tri kiến hiểu biết ngăn và diệt dục và ác pháp ra khỏi thân tâm với một nụ cười hồn...
-
Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Đà Hoàn
chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy. Nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người...
-
Cái khó của người tu hành theo đạo Phật
là ở chỗ Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp, không phải chỗ nhập Bốn Thánh Định, thực hiện Tam Minh chứng quả A La Hán. Khi Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp là trạng thái tâm thanh thản, an lạc...
-
Đứng lớp dạy người tu tập
là phải theo thứ lớp mà dạy đạo. Thứ nhất là phải dạy giới luật (ăn, ngủ, độc cư, nhẫn thục, tùy thuận, bằng lòng). Thứ hai là phải dạy tỉnh giác (đi kinh hành). * Thứ ba là phải dạy xả tâm (Định Vô Lậu, tri kiến giải thoát).Ba...
-
Khi muốn làm thầy dạy người tu
thì phải tu chứng đạo có nghĩa là làm chủ được bốn sự khổ đau của kiếp người sinh, già, bệnh, chết. Trong kinh sách Phật dạy mọi người phải cân nhắc khi muốn làm thầy dạy người tu. Người tu chứng đạo sẽ dạy như thế nào thì tu...